Bạn đã từng thử sống một tuần mà không có điện thoại di động chưa? Nếu như ngay khi bạn còn ở Việt Nam, điện thoại di động đã là một trong những vật dụng tối quan trọng trong cuộc sống của bạn, thì khi sang Nhật, với những chức năng tiện lợi như bản đồ, tra giờ tàu, tra cứu số điện thoại ... điện thoại di động còn có vai trò to lớn hơn nữa.
Mặt khác, với sự khó khăn về viễn thông di động – điện thoại Nhật được thiết kế để không thể sử dụng được ở nước ngoài (trừ các phiên bản quốc tế, các máy có thể unlock) và mạng điện thoại của Nhật cũng được thiết kế để điện thoại nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết chúng ta khi sang Nhật dù muốn hay không đều sẽ phải mua mới điện thoại. Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoành thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng. Ad sẽ cùng các bạn chia sẻ những lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật BẢn.
Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó đến đại lý sim mua 1 cái sim, lắp vào nhau và nạp tiền bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu ... thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau và gắn với thẻ lưu trú của bạn. Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả người Nhật hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng. Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony... Làm sao để biết được điều này? Các bạn lưu ý sau.
1. Những giấy tờ cần thiết
- Hộ chiếu.
- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh).
- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước mỗi tháng).
- Số điện thoại của công ty hay nhà trường hoặc của người quen (nếu bạn đăng ký SIM giá rẻ)
Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi. Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.
2. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng
Ở Nhật Bản, có 3 ông lớn trong ngành viễn thông. Đó là DOCOMO, Au và Softbank. Đối với những bạn mới sang, thì đây là lựa chọn tốt nhất những cũng khá nguy hiểm. Tốt nhất vì không yeeu cầu thẻ Creadit card nhưng giá khá chát, vì buộc phải lựa chọn cả máy và SIM. Thế nhưng ngoài ra cũng có những nhà mạng SIM giá rẻ ( vì sao nó rẻ, vì các nhà mạng này thường là chi nhánh nhỏ, mượn đường truyền của các nhà mạng lớn), tuy nhiên lại bắt buộc phải có thẻ Creadit card. Cái nào cũng có sự bất cập của nó.
Tuy nhiên, khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:
- Giá cước.
- Chất lượng đường truyền.
- Các chương trình khuyến mãi
- Nhãn hiệu điện thoại được phân phối
3. Những điều lưu ý khi chọn gói cước
Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
- Tiền cước cố định hàng tháng.
- Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh.
- Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng).
- Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
- Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…). Những dịch vụ này thường sau 1 tháng ử dụng bạn có thể liên hệ nhà mạng để hủy.
Có thể bạn sẽ thắc mắc sao mà nhiều loại phí như vậy? Quả thật có rất nhiều thứ tiền, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều dạng khuyến mãi.
4. Chuyển mạng và cắt hợp đồng
Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng. Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm (một số sim giá rẻ có 1 năm), vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500¥(chưa kèm thuế) và tiền điện thoại nếu bạn đang trả góp se phải trả luôn 1 lần cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 ~ 26000¥, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.
Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:
Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:
Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”
Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật:
Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.
Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết
Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà, v.v…)
Ngoài các nhà mạng lớn thì cũng có những nhà mạng cung cấp SIM giá rẻ khá nổi tiếng, như:
- DMMモバイル (DOCOMO)
- NifMo (DOCOMO)
- 楽天モバイル
- IIJmio
- OCN モバイル ONE
- UQ mobile
- Ymobile(ワイモバイル)
- Mineo (AU)
- BIGLOBE
Mẹo đăng ký SIM giá rẻ:
- Chọn nhà mạng có đường truyền ổn định tại nơi ở
- Giá cước hàng tháng phủ hợp
- Số GIGA nhiều
- Có nhiều khuyến mãi và nhiều điểm có lợi
- Không gò bó khi hủy hợp đồng
→ Điều quan trọng là có thể trả qua thẻ ngân hàng hoặc thẻ JCB (mua tại Lawson). Và số điện thoại của người quen, công ty hoặc nhà trường (cái này bắt buộc nhé)
Đăng ký Wifi. Cũng giống như đăng ký SIM cần lưu ý những điều, như:
- Giá cước.
- Chất lượng đường truyền.
- Các chương trình khuyến mãi.
- Hợp đồng thường là 2 năm trở lên, yêu cầu visa 2 năm trở lên.
- Thiết bị cầm tay hay gắn dây.
- Dùng được bao nhiêu máy.
- Thời gian chạy ổn định và không ổn định là bao lâu.
Các nhà mạng Wifi, như:
- niffty Wimax
- GMOとくとくBB Wimax 2+
- UQ Wimax
Dựa vào những lưu ý trên, hy vọng các bạn có thể tìm cho mình được gói dịch vụ SIM và wifi hợp với túi tiền của mình.
Chúc các bạn thành công!
Mọi thắc mắc hãy comment phía dưới, Ad sẽ nhanh chóng trả lời.
Không copy, trích dẫn bài của ananjp.com